16 Read what you love until you love to read – Đọc những thứ bạn hứng thú cho đến khi bạn yêu việc đọc.
Bạn cần rèn luyện để có khả năng đọc bất kỳ cuốn sách nào trong thư viện
16.1 Read what you love until you love to read
Questioner: Trước khi ta nói về tính giải trình cá nhân, những đòn bẩy và công cụ để nâng giá trị, cùng với khả năng phán đoán, anh có một vài tweets về việc “Học, học nữa, học mãi.”
Tôi tổng hợp lại chúng như thế này: “Không có cái gì gọi là kĩ năng kinh doanh” cả. Tránh xa khỏi những lớp học kinh doanh và những tạp chí kinh doanh. Tập trung tìm hiểu về kình tế vi mô, lý thuyết trò chơi, tâm lý học, kĩ năng chốt đơn, đạo đức học, toán học và máy tính”.
Chính anh cũng có một lời bình khi ở Periscope rằng “Bạn nên có khả năng đọc bất kì cuốn sách nào trong thư viện.” và “Đọc nhanh hơn nghe, làm nhanh hơn xem”.
Naval: Những thứ bạn nhắc lại là chính xác, và nhân tiện tôi bổ sung thêm cái này: “Nền tảng của việc học là đọc. Tôi không quen, không biết một người tài giỏi nào mà không đọc cả. Họ đọc ngấu nghiến nữa là đằng khác.
Với hầu hết mọi người bắt đầu đọc, sẽ có những câu hỏi như sau trong đầu: Tôi sẽ đọc gì? Đọc ra sao? Đọc như thế nào?
Với đa số mọi người, đọc là một công việc nhàm chán. Não bộ con người không thích tập trung vào những thứ như vậy quá lâu. Do đó điều quan trọng nhất là học cách tự học, tự giáo dục bản thân. Và cách để tự giáo dục bản thân là phát triển một niềm vui thú cho việc đọc.
Có thể gói gọn điều đó như sau: “Đọc những gì bạn thích cho đến khi bạn yêu việc đọc”. Theo quan sát bản thân, ai đọc nhiều cũng đều thích đọc cả, và họ đọc vì họ thích chứ. Việc này giống như rơi vào “Bẫy 22” ấy (chú thích phía dưới). Để bắt đầu hãy đọc bất kì chủ đề nào bạn thích. Từ đó xây dựng thói quen thích đọc sách. Dần dà bạn sẽ chán đọc những cái phổ thông hay nông cạn.
💡 Bẫy 22 (Catch 22): Đây là từ chỉ một tình huống khó chịu nhưng người ta không thể thoát ra được vì bị mắc kẹt bởi những logic hay ràng buộc mâu thuẫn nội tại. Từ này bắt nguồn từ tên cuốn tiểu thuyết Catch-22 (1961) của Joseph Heller kể về một anh chàng phi công tên là Yossarian. Yossarian là phi công lái máy bay chiến đấu cho quân đội Ý trong Thế Chiến II. Anh chàng cố tìm cách không phải bay bằng cách tuyên bố bị điên. Nhưng người ta lại bảo anh ta rằng, chỉ có người điên mới muốn bay lúc đó, và vì anh ta không muốn bay nên điều đó chứng tỏ thực ra anh ta không bị điên, và vì anh ta không bị điên nên anh ta phải tiếp tục bay! Source: https://www.facebook.com/DAnghiencuuquocte/posts/641909865882991/
</aside>
Giả sử như bạn bắt đầu với những cuốn văn học tình cảm, rồi chuyển sang khoa học viễn tưởng, rồi sang phi khoa học. Bắt đầu từ kiến thức phổ thông rồi chuyển sang kiến thức chuyên ngành, rồi triết học, toán học, … nói chung cái gì cũng được. Hãy thuận theo bản thân mình, không cần quá gò ép. Hãy đọc những thứ bạn thích cho đến khi bạn quen với việc đọc, con người thích tìm cái mới lạ nên rồi bạn cũng sẽ tìm đến những cái gì đó khó và sâu hơn.
16.2 Read the original scientific books in a field – Hãy đọc những cuốn sách khoa học nền tảng trong lĩnh vực bạn quan tâm.
Dĩ nhiên sẽ có ngoại lệ vì kiến thức là vô tận. Bạn sẽ không có thời gian đọc hết tất cả nhưng quan trọng hơn là bạn có khả năng sẽ tốn thời gian vào những cuốn sách “rác”. Giống như cách bạn trồng cây thì những cuốn sách đầu tiên bạn đọc sẽ ảnh hưởng mạnh nhất đến não của bạn. Cách ta xây dựng kiến thức là ta sẽ dựa trên những kiến thức nền tảng từ những cuốn sách đầu tiên ấy để đánh giá. Do đó việc bạn phải đọc những tác phẩm nền tảng là rất quan trọng. Còn thế nào là 1 cuốn sách nền tảng? Cuốn sách nền tảng của ngành sẽ là 1 trong 2 cuốn sau
- Cuốn sách đặt viên gạch đầu tiên, khởi sinh ra ngành/ lĩnh vực đó
- Cuốn sách làm thay đổi ngành/ lĩnh vực đó Ví dụ thay vì ta những cuốn sách dạy kinh doanh, hãy đọc Wealth of Nation của Adam Smith? Thay vì đọc những sách tân khoa học, hãy đọc On the Origin of Species của Charles Darwin. Thay vì đọc sách của Neil Degrasse Tyson và Stephen Hawking về những hiện tượng mới nhất của thiên văn học và vật lý thì đọc mấy cuốn giải thích những điều cơ bản nhất ví dụ như Six Easy Pieces của Richard Feynman là hợp lý.
16.3 Don’t fear any book – Đừng sợ cuốn sách nào cả
Nếu bạn đã hiểu những điều căn bản nhất, nhất là trong toán học, vật lý và khoa học nói chung, thì bạn sẽ không sợ cuốn sách nào cả. Ai cũng sẽ có trải nghiệm rằng trong lớp toán, 1+1=2 và đột ngột nó trở thành f(z) = z2. Và rồi tiếp nối sau đó chỉ là những hành trình học thuộc lòng. Thuộc những hằng đẳng thức, công thức, định đề, dạng đề để áp số mà làm. Không cần quá nhiều logic cũng không cần giải thích, chỉ cần hoàn thành bài tập và làm tốt bài kiểm tra. Trừ phi bạn tính theo đuổi những sự nghiệp học thuật thì bạn và tôi sẽ chẳng bao giờ dùng đến chúng. Bạn sẽ chỉ còn nhớ những kĩ thuật giải bài và những thứ cơ bản mà thôi.
Do đó bạn phải có một nền tảng chắc chắn, vì tòa nhà kiến thức của bạn là một tòa nhà cao vô tận. Nếu bạn chỉ ghi nhớ, thì đấy là kiến thức rỗng, sẽ làm cho phần phía trên lung lay. Và khi bạn đã tu luyện thành công, đạt cảnh giới vào trong thư viện không ngán bất kì cuốn sách nào. Và không chỉ dừng lại ở đó mà bạn còn tiền tới việc đọc hiểu, bạn nhận thức phần nào là tinh túy, phần nào là ra rác của cuốn sách đó.
16.4 The means of learning are abundant; the desire to learn is scarce – Phương tiện học đầy đủ nhưng mong muốn được học hỏi là thứ ít ỏi.
Đại thư viện Alexandria quả là lớn và chứa nhiều tri thức. Nhưng cái điện thoại của bạn chứa lượng tri thức gấp hàng trăm ngàn lần. Và nó ở trên tay bạn mọi thời điểm. Đấy là vẻ đẹp của công nghệ hiện đại, nó tạo ra rất nhiều, thậm chí là quá nhiều cách để có thể học. Nhưng con người chưa thay đổi nhanh được vậy. Mong muốn học hỏi chỉ tồn tại trong số ít người, do đó bạn phải tạo động lực nội tâm cho việc học của bản thân.
Hãy nhìn trẻ con đi: Miệng luôn bi ba bi bô hỏi điều này điều kia. Ham muốn khám phá thế giới của chúng là vô cùng tận. Trường học, lẫn cách ta dạy con cái đã giết chết sự ham học hỏi cùng tò mò này. Thành thật mà nói ai cũng thích con nít biết nghe lời, nhân viên biết tuân lệnh. Nhưng bạn cũng sẽ mất đi một người có những suy nghĩ sáng tạo. Nhưng trớ trêu thay xã hội lại cần một người có khả năng sáng tạo và suy nghĩ hơn là một người chỉ biết vâng lời, thế nên việc bạn cần là nuôi dưỡng cho bộ não mà bạn muốn học hỏi tiếp thu.
17 The foundation are math and logic – Nền tảng quan trọng nhất là toán học và logic
Toán và logic là thứ cơ bản để hiểu mọi thứ khác
17.1 The ultimate foundations are math and logic
Những thứ nền tảng là những nguyên tắc, là những công thức, là những sự thấu hiểu kỹ càng do logic mang lại mà bạn có thể sử dụng hoặc cất sâu vào tiềm thức. Do đó Kinh tế vi mô đóng vai trò rất quan trọng, còn vĩ mô là thứ xàm xí vì chúng – vĩ mô – chỉ là những dự báo, những ghi nhớ.
Theo Nassim Taleb, nói chuyện về vĩ mô thì rất dễ phịa chuyện vì vĩ mô là khoa học kinh tế giao với chính trị. Do đó ở thời điểm hiện tại, rất khó tìm những nhà kinh tế vĩ mô tán thành ý kiến của nhau. Ngoài ra, những chính trị gia cũng lợi dụng tính chất này để bàn về vấn đề vĩ mô để một phần nào đó thể hiện rằng ý kiến của họ có được hỗ trợ bởi những nhà kinh tế vĩ mô.
Thậm chí có một loại lý thuyết là Modern “Monetary Theory” (Lý thuyết tiền tệ hiện đại), cơ bản nó nói về việc in tiền là thứ thiết yếu và ta có thể in tiền thoải mái. Lạm phát chỉ là một khái niệm xưa cũ xa rời thực tế. Và bạn biết sao không? Những nhà “Kinh tế học” cứ lảm nhảm rằng đấy là khoa học. Người ta tin khoa học, tin chuyên gia. Nhưng bản chất đấy chỉ là chính trị, một nhánh của chính trị.
Bạn thấy đấy, kiến thức tồn tại trên thế giới này đầy “rác”, do đó ta tập trung vào hai thứ nền tảng nhất là Toán học và logic. Nắm được hai thứ đấy ta sẽ hiểu phương pháp luận khoa học là gì. Khi bạn nắm được phương pháp luận khoa học là gì, bạn có thể nắm được cách phân biệt giữa sự thật và sự giả trong mọi lĩnh vực bạn quan tâm và những cuốn sách bạn đọc.
17.2 It’s better to read a great book slowly than to fly through a hundred books quickly – Chậm rãi đọc một cuốn sách sẽ mang lại giá trị tốt hơn là đọc lướt hàng trăm cuốn sách.
Do đó cần phải cẩn thận khi tham khảo ý kiến của người khác, thậm chí là những “sự thật – facts” mà thật ra là ý kiến được bọc lớp vỏ khách quan, ngụy khoa học. Cái bạn muốn là phương trình, là công thức, là sự thấu hiểu và giác ngộ, Do đó hãy đọc một cuốn sách một cách thật sâu sắc và chậm rãi. Hành trình tri thức không phải thứ để khoe, việc đọc 20 cuốn sách 1 tuần chỉ là bỏ sông bỏ bể nếu bạn cứ lướt trên những hàng chữ mà không thật sự hiểu chúng.
Hãy nhớ câu nổi tiếng của Lý Tiểu Long: “ I fear not the man who has practiced 10,000 kicks once, but I fear the man who had practiced one kick 10,000 times – Tôi không sợ người luyện tập 10.000 kiểu đá chỉ một lần mà chỉ sợ người tập luyện 1 kiểu đá 10.000 lần”. Kiến thức chỉ có thể đến từ những hành động lặp đi lặp lại. Phải có rèn luyện mới có kỹ năng, và từ kỹ năng hóa thành kỹ xảo. Phải sử dụng những gì mình học được, lặp lại nó, và đắp vào logic cùng toán học mới biến bạn thành một người có trí khôn.
17.3 Learn persuasion and programming – Học cách thuyết phục và lập trình
Questioner: Tôi nghĩ tiền đề cho những việc học cả đời là hai kĩ năng sau: Thuyết phục và có kiến thức sâu ở lĩnh vực toán, trừu tượng, vật lý cơ bản,… Nếu bạn có khả năng thuyết phục người khác và có kiến thức sâu sắc ở một lĩnh vực phức tạp, bạn đã có một nền tảng tốt để học cả đời.
Naval: Ở đây ta cần trình bày một chút. Năm kĩ năng quan trọng nhất với tôi là: Đọc hiểu, viết lách, số học, đàm phán/ thuyết phục (hay dễ hiểu hơn là khả năng ăn nói) và lập trình – đây là dạng áp dụng thực tiễn cho số học, rất phù hợp với tình hình hiện nay. Và nếu bạn có kỹ năng lập trình tốt, bạn có những đòn bẩy mạnh khủng khiếp cho bất kì lĩnh vực nào. Nếu bạn giỏi máy tính, bạn giỏi toán học cơ bản, bạn khéo nói, giỏi viết và bạn thích đọc thì cơ bản bạn đang thẳng đường để đi đến đích rồi.
18 There’s no actual skill called “Business” – Không có kỹ năng thực tiễn nào được gọi là “kỹ năng kinh doanh” cả.
18.1 There’s no actual skill called “Business”
Theo kinh nghiệm cá nhân của tôi, không có kĩ năng nào gọi là kĩ năng kinh doanh cả. Cũng giống như kĩ năng “Quan hệ” hay những việc “Nhân sự”. Chúng quá rộng và chỉ có thể xem là một lĩnh vực chứ không phải là một kĩ năng. Dĩ nhiên có nhiều thứ xảy ra ở trường kinh doanh, và tôi không phủ nhận nơi đó có những bài giảng rất hay, mang tính khai phá. Nhưng thành thật mà nói rất nhiều bài học chỉ là những “Case studies”. Nhìn vậy chứ không mang tính phổ quát.
Là sao? Họ đưa ra nhiều dữ liệu, càng nhiều càng tốt và cố gắng tìm một quy luật, khuôn mẫu nào đấy để áp nó vào rồi kêu lên “Eurơka”. Vấn đề ở đây là bạn sẽ không hiểu hết mọi khó khăn của dân kinh doanh trừ phi bạn đã trải qua những hoàn cảnh ấy.
Thậm chí những khái niệm cơ bản nhất của các lĩnh vực như “Game Theory – Lý thuyết trò chơi”, đạo đức học, tâm lý học, toán học, máy tính, và logic học, … sẽ còn phục vụ bạn tốt hơn mớ case study đó.
Lời khuyên của tôi là hãy tập trung vào những cái cơ bản. Nghiên về mảng khoa học, phát triển tình yêu cho việc đọc, kể cả việc chấp nhận đọc sách “rác”. Việc đọc là điều quan trọng nhất và tạo ra thói quen ấy quan trọng hơn là việc kén cá chọn canh.
18.2 Doing is faster than watching – Làm thì mang lại tác dụng nhanh hơn ngồi nhìn
Questioner: Nãy anh có nói về một ý về việc phải làm thì mới biết. Mong anh có thể chia sẻ thêm.
Naval: Khi bạn bắt đầu học một cái gì mới, bạn sẽ gặp khó khăn. Cái này được biểu thị bằng đường Learning Curve (đường cong học tập). Bạn sẽ muốn tối ưu hóa đường này. Lý do là vì khi bạn gặp khó bạn sẽ dễ nản lòng nhưng nếu không có khó khăn thử thách bạn sẽ không phát triển được. Do đó đường cong này phải đủ kích thích để bạn phải bước ra khỏi vùng thoải mái, an toàn của bản thân nhưng không đến mức nản chí chùng chân.
Điều này hơi cá nhân một tí là tôi không thích podcast vì tôi thích có khả năng tiêu thụ thông tin một cách nhanh chóng. Bạn không thể nghe với tốc độ x2, x3 vì việc đấy sẽ làm méo giọng dẫn đến có khi còn khó hấp thu kiến thức hơn. Thêm vào đó bạn khó có thể tua lại đúng ngay chỗ bạn muốn như lật một cuốn sách hay highlight những thứ bạn muốn ghi nhớ như đánh dấu trên một cuốn sách.
Điều nữa là nhiều người nghĩ rằng ta có thể đạt mức kĩ năng ở một vấn đề nào đó chỉ qua việc xem người khác làm hay đơn giản là đọc về nó. Hãy nhìn lại ví dụ về cái case study tôi đã nhắc trước đó. Bạn sẽ học được hầu như mọi thứ ở trường dạy kinh doanh bằng cách tự đứng ra mở một quầy cà phê mang đi. Thậm chí muốn thì có thể chơi lớn hơn thì mở một cửa hàng tạp hóa hoặc là kinh doanh qua mạng. Đây là cách học nhanh nhất, hiệu quả nhất vì kinh doanh có rất nhiều ẩn số, phải tự trải nghiệm mới có thể hiểu được. Ví dụ bạn thử mở một cửa hàng tạp hóa đi. Bạn có thể tìm hiểu xem một tiệm tạp hóa ở khu bạn sống đã mở hơn 20 năm thì hoạt động như nào, khác gì so với những chuỗi minimart như Vinmart, K-mart. Nhưng chỉ khi áp dụng nhưng mô hình này vào cửa hàng của chính bạn, bạn mới có thể hiểu cái gì thật sự tốt, phù hợp và cái gì không, cần điều chỉnh cái gì để phù hợp với cửa hàng của bạn.
Thêm vào đó, không phải ngẫu nhiên người ta dùng bằng đại học để lót chuột vào những ngày này. Kinh nghiệm và trải nghiệm là những thứ bạn phải đánh đổi mới có được, và cũng là những thứ nhà tuyển dụng/đối tác quan tâm nhất. Với việc trui rèn kiến thức và kỹ năng của bạn qua những trải nghiệm thực tế, bạn sẽ hoàn thiện và tốt hơn gấp ngàn lần so với ngồi yên và phỏng đoán bằng con mắt.
18.3 The number of ‘doing’ iterations drives the learning curve – Số lượng lần bạn lặp lại phép thử sẽ quyết định hướng đi cho Learning Curve của chính bạn
💡 Iteration ở đây nếu dịch bằng google dịch sẽ ra nghĩa lặp lại, tuy nhiên mình (Cat) thấy đây là cách dịch sai. Iteration: the process of repeating a mathematical or computing process or set of instructions again and again, each time applying it to the result of the previous stage Iteration là lặp lại nhưng lặp lại như lặp một phép thử toán học có mục đích, và kết quả của lần lặp này sẽ được dùng làm dữ liệu cho những lần lặp sau. Nhờ vậy việc lặp lại mới giúp giải được kết quả và mang lại giá trị.
Nếu bạn cứ cắm đầu tin theo những lời chỉ bảo, khuyên răn mà không tự mình thật sự hòa mình vào những trải nghiệm thì bạn sẽ mắc kẹt mãi ở “the valley of disapointment – vùng trũng thất vọng”. Quay lại về ví dụ vận hành một cửa hàng tạp hóa, nếu mà ngày nào cũng chỉ chỉ nhập hàng, bày quầy, tính tiền, thối tiền cho khách thì cả tôi cũng sẽ chẳng khá hơn được. Và lượng bài học bài học qua việc thực hành ấy cạn dần.
Lý do của việc trên là bạn thử đi thử lại một thứ mà không có ý muốn sẽ cải thiện nó. Quay lại câu nói của Lý Tiểu Long, 1000 lần cho kiểu đá đó không chỉ là từ kĩ năng lên kĩ xảo. Mà mỗi lần tập không chỉ là đá. Mà là đá với ý đồ, tìm cách hoàn hảo cú đá đấy, nghiên cứu mỗi thế đứng với lực của cú đá, tìm cách in sâu cú đá ấy vào tâm trí. Đường cong học tập của bạn sẽ trải theo những phép thử và phép lặp của bạn.
Hãy coi cửa hàng tạp hóa ấy là một đề án học tập, hãy thử những phương pháp bài trí khác nhau, giờ đóng giờ mở cửa, chọn nhà cung hàng khác nhau, thử làm website, với Facebook page,…. Và kết quả của những lần thử này không chỉ là những con số như ở trên trường mà là doanh thu, là tiền tươi thóc thật. Thay đổi và cải tiến trong công việc càng nhiều, số lần sai tăng lên thì bạn cũng học được nhiều hơn, mỗi lần bạn vấp ngã bạn lại đứng lên vững vàng hơn.
18.4 If you’re willing to bleed a little every day, you may win big later – Bạn sẵn sàng hy sinh và đổ máu mỗi ngày, rồi có ngày bạn cũng sẽ trúng giải độc đắc của cuộc đời
Người ta hay tìm đường an toàn, và thế giới ngẫu nhiên sao luôn dẫn lối cho ta những nơi ổn định. Nhưng để ăn lớn, bạn phải tách ra khỏi đoàn người, khai phá những mỏ vàng mới. Và để đến được đó bạn phải sẵn sàng và chấp nhận hi sinh. Có điều não người được lập trình theo hướng bi quan, và ta nhớ những thứ đau khổ tốt hơn hẳn những điều tốt đẹp. Trong công cuộc khai đường mở lối, chắc chắn thất bại sẽ đến với bạn và cho dù thất bại đó có lớn hay nhỏ thì não của bạn cũng sẽ la hét khiến bạn chùng bước mà bỏ cuộc.
Tác giả của cuốn Thiên Nga Đen cũng áp dụng chiến lược này. Mỗi ngày ông đều mất tiền vì dự đoán ngược lại với thị trường, cố gắng đón đầu Thiên Nga Đen. Và khi Thiên Nga Đen xuất hiện, ông ta kiếm lại được lượng tài sản đủ lớn để bù lỗ.
Con người không sinh ra để chờ đợi, con người cần “Instant gratification – hài lòng tức thì”. Con người thời cổ sẽ hướng đến những chiến thắng nhỏ bé, họ không đủ kiên nhẫn và nội lực để giành giật những chiến thắng lớn hơn. Nhưng tôi nói bạn nghe, chiến thắng những trận chiến lớn mới là thứ giúp con người đạt đến đỉnh cao như ngày nay. Nếu không có 1 con người đầu tiên nhẫn nại im lặng đi theo một con mồi đến bầy của nó thay vì việc giết chết 1 con để có cái ăn ngay tức thì hơn thì có lẽ chúng ta chưa bao giờ có được sự dư thừa trong thực phẩm. Đừng chạy theo số đông, hãy suy nghĩ khác đi, chịu khó đổ máu hằng ngày mà không nhận được gì rồi bạn sẽ nhận được đặc ân của cuộc đời.
19 Embrace accountability to get leverage – Chấp nhận trách nhiệm để đổi lấy đòn bẩy
Hãy đón nhận những thách thức dưới cái tên của chính bạn và xã hội sẽ trao cho bạn những đòn bẩy và công cụ cần thiết.
19.1 You need accountability to get leverage
Questioner: Tại sao ta không nói đến vấn đề nhận trách nhiệm? Với bản thântôi thì thấy đây là một điều rất thú vị. Ngoài ra anh cũng có một quan điểm rất độc đáo về vấn đề này. Tweet đầu tiên của anh là: “Hãy dang tay cho chịu trách nhiệm và đón những cơ hội kèm nguy cơ trong kinh doanh bằng chính cái tên cảu bạn. Xã hội sẽ tưởng thưởng trách nhiệm ấy bằng vốn và đòn bẩy”.
Naval: Để giàu có ta cần đòn bẩy. Nó có thể đến từ sức lao động, đến từ tư bản chủ nghĩa, từ những dòng code hay sản phẩm truyền thông. Những thứ đó phần lớn đến từ những cá nhân khác, nói cách khác bạn cần có nhân viên, có người đồng hành, có lính. Bạn phải có nhân viên thì bạn mới có thể là sếp, bạn phải có người đầu tư mới có thể làm start-up
Để đạt được những thứ đó bạn phải xây dựng chữ tín của mình, và cố gắng làm điều ấy dưới danh nghĩa cá nhân càng nhiều càng tốt. Nhưng đấy là một chuyện nguy hiểm là một con dao hai lưỡi. Nếu mọi việc ổn thỏa thì danh tiếng sẽ đi lên nhưng chỉ cần một vết mực trên tờ giấy trắng thì tờ giấy coi như vứt.
19.2 Take business risks under your own name – Lấy danh nghĩa bản thân ra để chịu trách nhiệm cho chính việc kinh doanh của bạn.
Những kẻ các bạn gọi là “ái kỷ”, luôn đóng tên của mình lên mọi thứ mà người ấy làm đều không hề ngu ngốc chút nào. Ví dụ như là Elon Musk, Donald Trump, Oprah Winfrey. Họ là những người xây dựng được thương hiệu cá nhân mạnh đến nỗi họ có thể sống thoải mái cả đời chỉ nhờ nó.
Bỏ chuyện chính trị sang một bên, rõ ràng Trump là một đại quái kiệt trong làng branding – tạo dựng thương hiệu với Trump Tower, Casino Trump, … Cái tên của Trump bảo tín cho chất lượng của những dịch vụ được cung cấp
Thậm chí giờ nếu lôi cả chính trị vào. Trump tạo nên một hình ảnh doanh nhân thành đạt, tự vượt qua bao sóng gió. Rất nhiều người bỏ phiếu cho Trump vì hình ảnh này đã được in hằn trong đầu của họ. Danh tiếng cá nhân xây dựng mấy chục năm sẽ luôn được đền đáp xứng đáng
Một cái tên đủ mạnh để bảo chứng chả khác gì một thứ bùa bán chạy. Cùng một chiếc áo, nhưng nếu là nhãn hàng bạn thích sản xuất chắc chắn sẽ khiến ví tiền của bạn rục rịch. Bằng cách cho tên của mình xuất hiện ở mọi nơi, bạn trở thành một người nổi tiếng, có danh tiếng. Nhưng chữ tài liền với chữ tai một vần, tốt nhất là giàu có mà ẩn danh còn hơn nghèo mà nổi tiếng, phải giữ cái mẽ. Thậm chí những người giàu mà nổi tiếng cũng khổ trăm bề.
19.3 A well-functioning team has clear accountability for each position – Một team hoạt động tốt là một team mà mỗi vị trí đều hiểu rõ trách nhiệm của bản thân.
Việc phân chia trách nhiệm rất quan trọng, trong cả 2 quá trình “xây dựng” và “bán hàng”. “Work as a team”, tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm ấy, nhưng vậy là chưa đủ. Ai cũng làm việc nhóm, và cũng để ý thấy hiện tượng là có đứa làm 80% việc, và có đứa chỉ có mặt hôm thuyết trình. Từ nhỏ ta đã thấy hiện tượng này, nhưng ta không đủ thoải mái để nói về nói. “Work as a team” thế này chưa ổn
Một đội nhóm hiệu quả là phải có số lượng vừa phải, chức năng, trách nhiệm của mỗi thành viên là phải rõ ràng. Bạn có thể phân cho người A sẽ chịu trách nhiệm xây dựng sản phẩm, người B sẽ lên kế hoạch PR, người C sẽ hỗ trợ cho A và B. Khi nhiệm vụ hoàn thành/ thất bại, bạn đều có thể biết vấn đề là do ai, và vì vậy nên người ta sẽ cố gắng làm tốt việc mình được giao để bảo toàn danh dự cho bản thân. Còn nếu không phân chia rõ ràng nhiệm vụ, ta sẽ gặp trường hợp “Cha chung không ai khóc”, trong kinh doanh thì chỉ có ta, những người chịu hết rủi ro khi khởi nghiệp là “khóc” mà thôi
19.4 People who can fail in public have a lot of power – Những ai sẵn sàng chịu trách nhiệm trước xã hội nắm giữ rất nhiều quyền lực.
Việc chịu trách nhiệm rõ ràng rất quan trọng. Không dám đứng ra chịu trách nhiệm thì không có người ủng hộ, cũng không thể xây dựng được danh tiếng hay thứ gì. Nếu bạn mạo hiểm, dám chịu nguy cơ thất bại có thể diễn ra. Nếu bạn sẵn sàng chịu nhục vì hành động và quyết định của mình. Nếu bạn sẵn sàng chịu thất bại với cái tên của mình. Thì danh tiếng mới được tạo dựng.
Đúng là những điều trên nghe đáng sợ. Nhưng đây là xã hội hiện đại. Bạn chấp nhận vay thì bạn trả nợ, hay nhà đầu tư cũng chả có ai đòi lại vốn cho đầu tư MẠO HIỂM bao giờ.
Ví dụ như chính tôi đây. Trước đây tôi chỉ nổi trọng cộng đồng Angel Inverstor, nhưng bắt đầu từ 2014, 2015 tôi bắt đầu đưa triết học, tâm lý học vào thương hiệu cá nhân của mình. Dĩ nhiên người ta bắt đầu xì xào ngay, đặc biệt hơn nữa hai lĩnh vực tôi vừa nêu rất chuyên sâu. Lỗi sai sẽ bị chỉ trích một cách nghiêm trọng, nhưng rồi mọi chuyện cũng đâu vào đó. Quan trọng là bạn phải dám chưng cái tên của bạn ra cùng với những gì bạn nói, bạn làm, thứ bạn đang kinh doanh. Hãy cộp tên của bạn lên mọi thứ bạn đang dồn tâm huyết vào. Đúng là nguy cơ thất bại là có, nhưng nếu thành công bạn sẽ ăn hết.
20 Take accountability to earn equity – Chịu trách nhiệm để nhận lại cổ phần
Trách nhiệm của bạn càng cao thì việc thay thế bạn là rất khó, và có khi bạn sẽ có được một phần của doanh nghiệp
20.1 Accountability is how you’re going to get equity
Trách nhiệm là một thứ rất quan trọng vì như đã nói đó là cách để bạn có đòn bẩy, đó cũng là cách bạn phải làm để tạo ra sự tín nhiệm, là cách bạn có cổ phần cũng là cách bạn có được một phần của doanh nghiệp.
Sẽ có lúc bạn muốn thương lượng lại với công ty về giá trị mà bạn nhận được, khi mà công ty so sánh giữa việc đền bù cho bạn về những công hiến của bạn và tổn thất mà công ty phải gánh chịu khi bạn ra đi. Quyết định này sẽ phụ thuộc vào việc bạn có quan trọng với công ty hay không. Nếu tránh nhiệm bạn phải gánh vác trong công ty là đáng kể, họ sẽ không bao giờ muốn thay thế bạn bởi người khác và để giữ bạn lại và giúp bạn có thêm động lực làm việc, quyết định đưa ra thường là công ty sẽ trao lại cho bạn 1 phần cổ phần của công ty.
20.2 Taking accountability is like taking equity in all your work –
Cổ phần, bản thân nó đã là một ví dụ rất tốt vì cổ phần là một công cụ được xây dựng trên rủi ro. Cổ phần nghĩa là công ty sẽ trả bạn phần tiền mà công ty còn sau khi trừ đi hết các chi phí, nói dễ hiểu là bạn sẽ là người nhận tiền cuối cùng sau khi các nhân viên, nhà thầu, … nhận được lương và chi phí của họ.
Hãy nhìn cơ cấu của một công ty thì nhân viên phải được trả đầu tiên qua hình thức tiền lương. Luật định đã thế, nợ lương là vào tù và thậm chí giả sử bạn phá sản thì bạn cũng phải trả cho hết lương đang nợ người lao động. Người lao động là người được pháp luật ưu ái bảo vệ nhất, nhưng số tiền họ nhận lại thường là không nhiều. Người tiếp theo được nhận tiền là chủ nợ. Thường họ sẽ nhận được một khoảng cố định theo từng quý hay theo từng năm. Từ 100 đồng cho mượn ban đầu họ có thể lời 5, 10, 15 hay thậm chí 30-40 % nhưng cũng giới hạn ở 1 mức nào đó thôi. Cuối cùng là những người có vốn chủ sở hữu là người có khả năng nhận lời nhiều nhất, họ sẽ nhận những gì còn lại sau khi đã trả lương và chi phí cho chủ nợ. Nếu công ty làm ăn không tốt lắm và số tiền họ làm ra chỉ vừa đủ trả lương và nợ thì gần như người cổ đông không nhận được gì.
Cổ đông phải chịu nhiều rủi ro hơn so với nhân viên và chủ nợ, tuy nhiên vì vậy nên khả năng gia tăng lợi ích của họ là gần như không giới hạn. Hãy áp dụng suy nghĩ này cho bất kỳ việc nào bạn làm, hãy chịu trách nhiệm cho những quyết định và hành động của bạn. Hãy kỷ luật bản thân để gánh vác phần tránh nhiệm mà vì nó bạn sẽ phải chịu nhiều rủi ro lớn hơn nhưng giá trị lợi ích mà bạn có thể nhận lại là lớn đến thể không thể lường.
Hãy nhớ là trong xã hội văn minh, những nguy cơ không quá đáng sợ. Đặc biệt ở những nước phát triển thì khi đăng kí phá sản cũng đồng nghĩa với việc nợ đó đã tiêu tan theo công ty. Kinh nghiệm cá nhân khi làm việc ở thung lũng Sillicon của tôi là: “Người ta sẽ tha thứ cho những thất bại chừng nào mà bạn còn thành thực về nó, đồng thời thể hiện được nổ lực và sự nhất quán trong đạo đức và hành động.
Tóm lại, tôi khuyến khích việc chịu trách nhiệm và sẵn sàng thất bại.
Questioner: Sự tín nhiệm thật sự mong manh dễ vỡ như vậy hay ý của ông là thực sự chúng ta chỉ đang khao khát việc không phải chịu lấy thất bại, thế nên chúng ta thấy sự tín nhiệm là thứ dễ mất đi
Naval: Thật ra sự tín nhiệm đúng là thứ mong manh dễ vỡ. Lấy hai ví dụ nhé. Phi công và thuyền trưởng là những đối tượng thuộc dạng chịu nhiều trách nhiệm nhất, đến mức tuyệt đối. Thêm vào đó có câu thuyền trưởng luôn chìm với tàu. Họ không có quyền đổ lỗi cho bất kỳ ai khi con tàu của họ gặp vấn đề cả, vì bản thân họ là thuyền trưởng, là người phải chịu trách nhiệm cho con tàu. Thuyền trưởng làm sai thì con tàu sẽ chìm, kết quả là thứ hiện diện ngay lập tức.
Nhưng ở đây ta đang nói việc chịu trách nhiệm trên ngữ nghĩa kinh tế, kinh doanh. Ngày xưa lỗ là mất hết, bạn sẽ không thể tiếp tục buôn bán được. Kinh doanh bấp bênh, bạn là người nhận tiền cuối cùng, bạn mạo hiểm vốn liếng với công ty của bạn. Ngày đó có quá nhiều thứ quan trọng, quan trọng nhất là vốn.
Nhưng ngày nay, cái quan trọng là chữ tín. Bia miệng ngàn năm. Nếu bạn chỉ thất bại về mặt kinh tế thì không sao, người ta không ai đánh kẻ chạy lại, chỉ đánh những thằng mất dạy và thất đức.
20.3 Accountability is reputational skin in the game – Gánh vác trách nhiệm, bạn sẽ có được danh tiếng trong việc “skin in the game”
Questioner: Thứ mà tôi rút ra được từ những gì anh nói về trách nhiệm là gánh trách nhiệm càng nhiều thì phần thưởng càng lớn. Do đó tôi hiểu được tại sao những người như Taleb cực ghét những ông CEO ăn không ngồi rồi.
Naval: Tôi khuyên chân thành nên đọc cuốn “Da thịt trong cuộc chơi – Skin in the game” để hiểu rõ hơn. Dám chịu trách nhiệm là thứ người ta nhìn vào đầu tiên để đánh giá một cá nhân. Bạn chịu trách nhiệm tức là bạn cá cược danh tiếng của bản thân. Trách nhiệm là một khái niệm đơn giản. Nhưng xã hội lại khuyến khích người ta né tránh nó, hay ít nhất là chỉ chịu trách nhiệm một cách gián tiếp.