#TTN001 – Naval Ravikant | Làm giàu không cần may mắn

lucas
202 Min Read

12 Partner with rational optimists – Đồng hành với những người tích cực một cách lý tính

Đừng đồng hành với những người tiêu cực và bi quan vì niềm tin của họ sẽ thành hiện thực

Contents
12 Partner with rational optimists – Đồng hành với những người tích cực một cách lý tính12.1 Don’t partner with pessimists – Đừng đồng hành với những người tiêu cực12.2 Partner with rational optimists – Đồng hành với những tích cực duy lý.12.3 We descended from pessimists – Chúng ta là hậu duệ của những người bi quan12.4 BOCTAOE (But Of Course There Are Obvious Exceptions) – Tất nhiên là luôn có những trường hợp ngoại lệ.13 Arm yourself with specific knowledge – Trang bị kiến thức đặc thù cho bản thân.13.1 Arm yourself with specific knowledge13.2 Specific knowledge can’t be trained – Kiến thức đặc thù không thể có qua việc luyện tập13.3 Specific knowledge is found by pursuing your curiosity – Kiến thức đặc thù được tìm thấy nhờ việc bạn theo đuổi trí tò mò của mình.13.4 Building specific knowledge will feel like play to you – Xây dựng kiến thức đặc thù cho mình cũng giống như bạn đang chơi vậy.14 Specific knowledge is highly creative or technical – Kiến thức đặc thù thường rất nặng tính sáng tạo hoặc chuyên môn kỹ thuật14.1 Specific knowledge can be taught through apprenticeships – Kiến thức đặc thù có thể được truyền lại qua quá trình thực tập.14.2 Specific knowledge is often highly creative or technical14.3 Specific knowledge is specific to the individual and situation – Mỗi cá nhân với mỗi hoàn cảnh sẽ có thể xây dựng tốt một loại kiến thức đặc thù14.4 You can’t be too deliberate about assembling specific knowledge – Bạn không thể kiểm soát được hoàn toàn về việc mình sẽ góp nhặt và xây dựng nên kiến thức đặc thù nào.14.5 Build specific knowledge where you are a natural – Xây dựng kiến thức đặc thù một cách tự nhiên dựa trên bản thân bạn.15 Learn to sell, learn to build – Hãy học cách xây dựng lên thứ, và học cách bán thứ đấy.15.1 Learn to sell, learn to build15.2 The Silicon Valley model is a builder and seller – Thung lũng Sillicon phát triển dựa trên 2 nguyên mẫu là “xây dựng” và “bán hàng”15.3 If you can do both you will be unstoppable – Nếu bạn vừa xây dựng được vừa có khả năng bán được thì không gì có thể ngăn cản bạn hết15.4 I’d rather teach an engineer marketing than a marketer engineering – Thà tôi dạy kĩ sư cách sale còn hơn là dạy sale cách làm kĩ sư

12.1 Don’t partner with pessimists – Đừng đồng hành với những người tiêu cực

Questioner: Hãy bắt đầu với câu khẳng định tiếp theo của anh là “Đừng đồng hành với những người bi quan, tiêu cực. Vì những niềm tin của họ một ngày nào đấy sẽ thành hiện thực”.

Naval: Cơ bản, để tạo sản phẩm, bạn phải trở nên tích cực một cách lý trí. Lý trí ở đây là nhìn mọi thứ một cách thực tế. Và có thế đi chăng nữa bạn phải tích cực về khả năng của mình, khả năng hoàn thành sản phẩm của mình. Chúng ta đều biết đến những người thường xuyên và liên tục bi quan. Đấy là những người mà chê bai mọi thứ. Mọi người hẳn đều quen một người có cách nhìn tiêu cực về mọi thứ, chỉ trích và nhận xét mọi thứ. Thật ra dù người đó đang nghĩ thật sự như vậy chứ không phải nói dối, nhưng bản chất là anh ta chỉ đang tiêu cực về mọi thứ thôi

Người như vậy, dù nghe có vẻ nặng lời, sẽ không làm được cái gì vĩ đại trong đời. Thậm chí họ sẽ cản trở những người xung quanh đạt được thành quả đó. Việc của họ là đục khoét những kế hoạch, tìm ra những lỗi sai và ngăn người khác thực hiện kế hoạch đó. Thật ra trong team ai cũng cần một người như thế, nhưng không phải là người ngăn kế hoạch diễn ra, mà là một người sẽ tìm cách xử lý những vấn đề còn tồn đọng chứ không phải khơi ra rồi để cho ruồi bu.

Có một câu như sau: “Hoặc là dẫn đầu, hoặc đi theo, còn không thì biến để người khác làm việc”. Nhưng những người tiêu cực ưa chỉ trích này lại muốn lựa chọn thứ tư: Không dẫn dắt, cũng không đi theo, cũng không biến đi chỗ khác để kế hoạch được thực hiện. Họ sẽ bu quanh và tụng mãi bài kinh “rồi sẽ thất bại thôi”.

Tất cả những người thành công mà tôi biết đều là những người ưa hành động. Họ triển khai những kế hoạch trên giấy ra. Cách tốt nhất để biết cái gì có khả năng hay không là làm nó. Ít nhất đấy là bước ban đầu. Và rồi những bước thứ 2 rồi thứ 3. Sau đó ta mới quyết định được là nó có khả năng hay không.

Do vậy nếu bạn muốn thành công trong cuộc sống, kiến tạo được tài sản, hay có mối quan hệ tốt, hay khỏe mạnh dáng đẹp, hay chỉ đơn giản là hạnh phúc, bạn phải có thiên hương hành động để tiến tới mục tiêu bạn muốn.

12.2 Partner with rational optimists – Đồng hành với những tích cực duy lý.

Thêm nữa bạn phải tư duy tích cực tuy nhiên không được mù quáng. Bạn biết là không có gì tệ hơn việc một người nào đó đâm đầu lao theo một điều gì đấy mà không đánh giá được nó có đáng hay không.

Đấy là lý do tôi nói tư duy tích cực duy lý. Quan trọng ở đây là duy lý. Nhận ra được những cái bẫy. Biết những hạn chế và vẫn ngẩng cao đầu tiến lên.

Bạn chỉ sống một lần, ít nhất là ở kiếp này. Vậy tao sao không sống cho bõ, xây dựng cái gì đấy lớn lao? Đấy là điều khiến ta say mê những người như Elon Musk và lấy ông làm tấm gương, là người truyền cảm hứng. Đơn giản vì tầm nhìn và mục tiêu của ông ấy quá vĩ đại và ông ta là ví dụ sống cho mẫu người nghĩ lớn làm lớn.

Mà kể cả việc sáng tạo ra cái gì đó nho nhỏ cũng tốn nhiều công sức. Tôi không nghĩ chủ tiệm tạp hóa, chị tạp vụ hay anh đầu bếp làm việc kém năng suất, kém tập trung hơn Elon là bao đâu. Thậm chí có khi là nhiều hơn. Nhưng vì lí do nào đấy, có thể là điều kiện, mối quan hệ, học vấn, … họ không cho mình là có cơ hội và dám nghĩ lớn, từ đó họ cũng không làm được việc gì lớn. Nên nếu được cứ hãy nghĩ lớn. Dĩ nhiên là lớn trong khả năng của bạn, lớn một cách hợp lý và hãy tích cực về cái lớn ấy.

Những người tiêu cực và bi quan thì nói như sau: “Tôi bỏ cuộc. Tôi không thể làm được, do đó thế giới này cũng như thế, tức là chả ai làm được gì cả. Do đó tại sao bạn phải làm cái gì đó chứ? Nếu bạn thất bại thì tôi đúng, nhưng nếu bạn thành công (và tôi không mong bạn thành công chút nào) tôi sẽ trông vô cùng thảm hại”. Tôi biết nghe rất rát nhưng đấy là những gì tôi quan sát được.

12.3 We descended from pessimists – Chúng ta là hậu duệ của những người bi quan

Questioner: Tôi đồng ý với quan điểm là thà lạc quan tếu hơn lý tính bi quan.

Naval: Thật ra đã có một bộ khung cho việc tại sao ở thế giới hiện đại ta nên lạc quan hơn bi quan. Nếu nhìn vào quá khứ 2000, 5000 hay 10000 năm trước thì giả thử có 2 người ở trong rừng. Họ nghe tiếng động lạ, giống là cọp gầm. Người bi quan cho đó là điềm, đi về. Người lạc quan vẫn tin đấy có thể chỉ là hươu nai. Bạn nói tôi nghe ai có cơ hội sống sót cao hơn? Đó cũng là lý do tạo sao não người nhớ sự kiện tiêu cực tốt hơn 5 lần so với tin tốt, và tại sao người ta luôn bấm vào những tin giật gân, đau thương, kịch tính. Điều đó nằm trong máu của chúng ta rồi.

Do đó, ta là hậu duệ của những người tiêu cực. Từ trong gen đã lập trình như vậy rồi. Có điều văn minh là một lực tiến hóa hoàn toàn khác. Nó tạo ra một môi trường tương đối an toàn, không có thú dữ, đảm bảo nguồn lương thực. Nguy cơ bạn tự hủy vì những chuyện rồ dại cũng thấp hơn nhiều.

Cơ hội lớn hơn so với rủi ra là rất nhiều nếu ta dám chơi liều. Do đó, khi ta đi đến văn minh và sống trong xã hội hiện đại, ta sẽ cần học cách thích ứng bằng cách vượt qua nỗi tiêu cực trong tiềm thức, và chơi những ván cược đòi hỏi có chút tích cực vô lý. Đơn giản là vì thắng sẽ thắng lớn thắng đậm. Bạn không biết phần thưởng của mình trong những ván cược mang tính vô lý đấy là gì: SpaceX, Uber, Tesla, x2 tài sản, … Thậm chí là cơ hội để thay đổi cuộc đời hay xa rộng hơn là thay đổi cả thế giới.

Nếu bạn thất bại thì có làm sao? Bất quá là mất tiền của mình và nhà đầu tư. Và bản thân người đầu tư cũng đã sẳn sàng cho điều đó vì chính họ cũng đang đánh cược vào khả năng thu tiền tỉ từ bạn nếu bạn thành công. Thật ra thì trong quá khứ thì bi quan giúp ta có cơ hội sống sót cao hơn, nhưng ở xã hội hiện đại thì bạn cần tư duy tích cực cùng máu liều. Nhất là nếu bạn đang sinh sống các nước phát triển. Thậm chí là những nước đang phát triển như VN.

Có điều bạn cần tránh làm việc phạm pháp, đừng làm những việc khiến bạn phải đi hầu tòa và vào tù. Ta cũng cần phải tránh những rủi ro khiến ta phải mất trắng. Phải chú ý đến sức khỏe của mình nữa. Nói lại cho rõ nhé: Chú ý sức khỏe của mình, tránh những việc khiến bạn mất trắng tài sản đang sở hữu. Đừng bỏ hết trứng vào 1 giỏ. Nhưng hãy cược những ván mà có lợi cực lớn với một sự lạc quan duy lý.

12.4 BOCTAOE (But Of Course There Are Obvious Exceptions) – Tất nhiên là luôn có những trường hợp ngoại lệ.

Questioner: Tôi nghĩ có những người cố gắng rập khuôn những ý tưởng của anh 100% bất chấp hoàn cảnh của họ khác biệt đến như thế nào đi chăng nữa. Và cũng có những người luôn cố gắng đưa những ví dụ để phản bác lại những nguyên tắc được anh đưa ra bất chấp việc ví dụ đấy chỉ là một ngoại lệ hiếm hoi (giống như ai cũng nhắc về việc Bill Gates và Mark xoăn bỏ học đại học mà vẫn thành công vang dội). May mắn trong giới khởi nghiệp thì hiếm lắm. Việc những người này phản bác chỉ đơn giản là muốn gào lên rằng những quy tắc này là vô giá trị, ắt hẳn đây là một người rất bi quan và muốn mọi người cũng bi quan giống họ.

Naval: Mạng xã hội đầy những người như vậy. Facebook, Twitter và mạng xã hội nói chung dày đặc những người săm soi tiểu tiết. Scott Adam là người luôn thêm vào thuật ngữ BOCTAOE bên dưới những bài viết của mình. Thung lũng Sillicon thì học rất tốt ý tưởng này, rằng không nên coi khinh những thằng nhỏ trông luộm thuộm, giày dính cà phê, đầu tóc bù xù, code chạy chậm,… Vì không biết chừng nó là người tạo ra Facebook 2.0, hay Tesla mới.

Do vậy bạn phải tôn trọng mọi người. Phải nghĩ đến mọi khả năng. Và những cơ hội đi kèm. Vì cái lợi mà bạn thu được từ những điều nhỏ đấy là không giới hạn, mà cái hại lại chả có nhiêu trong thế giới hiện đại này.

13 Arm yourself with specific knowledge – Trang bị kiến thức đặc thù cho bản thân.

Kiến thức đặc thù chỉ có thể đạt được bằng cách theo đuổi đam mê với cả tấm lòng và sự nhiệt huyết.

13.1 Arm yourself with specific knowledge

Questioner: Anh có muốn nói một chút về những kĩ năng ta sẽ cần không trong quá trình kiến tạo tài sản không? Tôi thấy anh có nhắc đến những thứ sau: Kiến thức đặc thù; trách nhiệm giải trình, đòn bẩy và công cụ, và cuối cùng là khả năng phán đoán – ra quyết định. Tôi nghĩ bốn thứ đó khá trừu tượng và cần được giải thích rõ hơn.

Naval: Nếu bạn muốn kiếm tiền thì bạn kiếm những khoản lớn một lần và có thể nhân lên và mở rộng quy mô được. Muốn vậy ta cần ba yếu tố sau đây:

  • Bạn là người có trách nhiệm giải trình, tạo tài sản ở quy mô lớn
  • Có thể mở rộng được nhờ những đòn bẩy cùng công cụ
  • Cuối cùng khách hàng chọn bạn/ bạn tạo ra được sản phẩm nhờ những quyết định, phán đoán dựa trên kiến thức đặc thù bạn có.

Thuật ngữ “Kiến Thức Đặc Thù” (Specific knowledge) có lẽ khá lạ lẫm và sẽ làm nhiều người bối rối. Tôi sẽ giải thích nó cụ thể hơn như sau. “Mọi thứ đều có thể học được” sẽ khiến người ta nhầm lẫn với “Mọi thứ đều có thể dạy được” và nguy hiểm hơn là “Mọi thứ đều có thể được dạy và được học trên ghế nhà trường” Về cơ bản, những điều thú vị nhất, hay ho nhất bạn không thể được dạy (Group Illuminati này là ví dụ – ND). Có những thứ bạn tự nhiên giỏi hơn người khác, có những kinh nghiệm và kĩ năng nhờ những trải nghiệm – đặc biệt là trải nghiệm thời thơ ấu – ta mới học được. Thậm chí là những miền chưa được khám phá còn hoang dại trong kho tàng tri thức chắc chắn sẽ không thể được dạy ở trường. Do đó thực tập là một quá trình rất quan trọng khi muốn học cái gì đó, khi bạn tạo những hình mẫu trong môi trường thât, phức tạp và tập ra quyết định, xây dựng những hiểu biết chuyên sâu trong một lãnh vực đặc thù nhất định.

Kiến thức đặc thù là những kiến thức bạn quan tâm và chủ động tìm hiểu. Đặc biệt khi bạn vượt mốc 20 thì bạn không được quyền chọn kiến thức đặc thù mà nó chọn bạn. Không chỉ vì giới hạn sinh học mà còn cả vì những ràng buộc xã hội. Hãy nhìn lại bản thân có gì và dốc hết sức mình cho những thứ đã có nền móng ấy.

13.2 Specific knowledge can’t be trained – Kiến thức đặc thù không thể có qua việc luyện tập

Nên nhớ một điều là bạn không thể được huấn luyện để có được một kiến thức đặc thù nào cả. Giả sử như việc này có thể, bạn có thể đến lớp và học nó thì đồng nghĩa với việc người khác cũng có thể. Và từ đó ta có thể sản xuất hàng loạt và đào tạo hàng loạt, dẫn đến giá trị của kiến thức đặc thù đấy sụt giảm. Thậm chí là ta có thể lập trình cho người máy cùng trí tuệ nhân tạo làm việc đó thay ta.

Do nếu bạn phát hiện mình đang rơi vào hoàn cảnh đấy tức nghĩa bạn rất dễ bị thay thế. Thêm vào đó do những người như bạn đầy rẫy trên thị trường nên giới chủ có toàn bộ lợi thế để đề nghị mức lương thấp nhất có thể. Khoảng bạn thu được khi làm công ăn lương tương đương với chi phí bạn bỏ ra để học cùng và đó cũng lợi nhuận thu được của khoảng đầu tư cho việc học ấy.

Do đó để tối đa hóa tiền thu được khi đến trường, bạn muốn chọn một kiến thức đặc thù và tìm trường nào tốt nhất có thể giúp bạn đào sâu được vào kiến thức đặc thù ấy, và trong lúc học bạn có thể tận dụng kiến thức đặc thù để làm việc và chi trả cho việc học.

13.3 Specific knowledge is found by pursuing your curiosity – Kiến thức đặc thù được tìm thấy nhờ việc bạn theo đuổi trí tò mò của mình.

Giả thử bạn đi học đại học bằng Thạc Sĩ Tâm Lý. Và bạn dùng bằng đó hỗ trợ việc làm sale của mình. Trong trường hợp bạn đã và đang theo đuổi ngành sale, hay là saleman đẳng cấp cao thì tấm bằng chính là đòn bẩy giúp bạn tiến xa hơn trong công việc của mình.

Nhưng giả thử bạn là một người hướng nội và không bao giờ giỏi trong việc sale và thử học môn tâm lý học như một cứu cánh cho sự nghiệp thì bạn dĩ nhiên sẽ không hưởng được bao nhiêu lợi ích từ tấm bằng cả.

Do đó, kiến thức đặc thù đến từ bên trong, từ những gì sẵn có trong bạn, đến từ việc bạn theo đuổi những gì khiến bạn thấy hứng thú và tò mò. Kiến thức đặc thù sẽ không đến từ việc bạn theo đuổi những ngành hot, hay những ngành mà nhà tuyển dụng đang thấy thiếu nhân lực. Thường thì kiến thức đặc thù nằm vùng ở rìa đầy nguy hiểm của vùng đất tri thức. Đó cũng kiến thức về những thứ vừa được phát hiện ra hoặc rất khó để học.

Do đó nếu bạn chỉ dồn 90% khả năng vào việc học những kiến thức đặc thù, những người all in 100% sẽ vượt trội so với bạn. Còn nhớ Lãi kép hay hiệu ứng hòn tuyết lăn không? 10% khác biệt nho nhỏ ấy sẽ đè chết bạn. Một ví dụ rõ hơn là bạn, một nhà đầu tư chọn đúng 80% các thương vụ. Tỉ lệ khủng khiếp phải không? Nhưng có một người khác có tỷ lệ thành công là 86% các thương vụ, bạn đoán nhà đầu tư sẽ dồn tiền vào ai nhiều hơn? Chỉ là một khoảng cách nhỏ 6% thôi nhưng dòng tiền sẽ dồn hẳn vào người có tỷ lệ thành công là 86% đó.

13.4 Building specific knowledge will feel like play to you – Xây dựng kiến thức đặc thù cho mình cũng giống như bạn đang chơi vậy.

Để phát hiện mình có thiên hướng gì, bạn không thể ngồi xuống mà tự lý luận được. Những thứ bạn phải tự trải nghiệm hoặc có một người khác chỉ ra cho bạn sau quá trình họ quan sát bạn.

Hãy để tôi kể chuyện của bản thân. Từ nhỏ tôi muốn trở thành nhà khoa học vũ trụ. Do đó trong thế giới quan của tôi những nhà khoa học đạt được những đột phá trong công nghệ là những con người đóng góp nhiều nhất cho nhân loại, đồng thời là những con người quan trọng nhất. Dĩ nhiên nghệ thuật, kinh doanh, chính trị, … đều quan trọng. Nhưng nếu không có khoa học thì ta hẳn vẫn là một giống loài ăn lông ở lỗ.

Quay lại chủ đề chính thì do niềm tin của tôi vào khoa học như vậy nên tôi muốn trở thành một nhà khoa học vĩ đại. Nhưng ở thời điểm hiện tại, khi so sánh với giữa ước mơ thuở nhỏ và công việc thực tế của bản thân thì tôi hiện tại tôi đang chủ yếu nghịch phá công nghệ mới, kiếm tiền, bán hàng, giải thích và nói chuyện.

Túm lại là tôi có những kĩ năng bán hàng, một dạng kiến thức đặc thù không bao giờ lỗi thời. Tôi có vài kĩ năng phân tích dành cho việc kiếm tiền. Đồng thời tôi có khả năng tắm trong dữ liệu, ám ảnh bởi một chủ đề nào đó và có khả năng phân tích nó. Với tôi những điều đó là như chơi vậy.

Nên nhớ không ai giống ai, nên bạn không thể làm như tôi. Mà nếu gượng ép để có những kĩ năng giống tôi đi nữa thì bạn cũng bất lợi vì tôi có thể làm như thế này cả đời, hoàn thiện nó còn bạn thì không. Bạn là bạn, tìm ra thiên hướng của bản thân mới điều quan trọng.

Biết ai phát hiện ra được khả năng thật sự của tôi không? Chính là mẹ tôi. Khi đó mẹ tôi từ dưới bếp nói vọng lên: “Con à, con sẽ không thể trở thành nhà khoa học vũ trụ đâu. Con hợp về nghề buôn hơn”.

Lúc đấy tôi không tin đâu vì còn là con nít mà. Nhưng mẹ tôi lúc đấy đã luôn để ý tôi càm ràm về những hiệu pizza dưới phố, phân tích cách họ làm việc và cách họ có thể cải thiện. Tức là tôi có lòng ham thích tự nhiên cho kinh doanh dù tôi hoàn toàn không biết. Và sau đó nó kết hợp với ám ảnh về khoa học của tôi biến tôi thành một nhà kinh doanh công nghệ.

Do đó rất thường xuyên bạn sẽ biết được kiến thức đặc trưng của mình thông qua quan sát của những thân xung quanh bạn, nó sẽ liên quan đến môi trường và hoàn cảnh hiện tại của bạn hơn là những gì bạn đang nghĩ trong đầu.

14 Specific knowledge is highly creative or technical – Kiến thức đặc thù thường rất nặng tính sáng tạo hoặc chuyên môn kỹ thuật

Kiến thức đặc thù thường có ở những người tiên phong trong lĩnh vực công nghệ, nghệ thuật hay giao tiếp.

14.1 Specific knowledge can be taught through apprenticeships – Kiến thức đặc thù có thể được truyền lại qua quá trình thực tập.

Thật ra mà nói kiến thức đặc thù vẫn có thể được truyền lại và lĩnh hội một mức độ nào đó qua quá trình thực tập hoặc “on-job training”. Do đó những ngành tốt nhất, có khả năng phát triển cao nhất là những ngành chỉ có thể học qua quá trình thực tập hoặc chỉ có thể tự học. Vì đó là những thứ mà xã hội chưa tìm ra được cách để đào tạo hàng loạt hay tự động hoá.

Có một câu chuyện như thế này: Warren Buffett đến gặp Benjamin Graham sau khi ông ta học xong. Graham là tác giả cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh” (Intelligent Investor) và là người chủ trương hiện đại hoá và mở mang trào lưu đầu tư để tạo ra giá trị. Buffet đến với lời đề nghị sẽ làm việc miễn phí cho Graham. Tuy nhiên, Graham đã nói rằng “Này cậu trai, cậu chào giá quá mắc đấy. Miễn phí của cậu là quá mắc đối với tôi”. Graham chính xác. Nếu bạn có cơ hội được trải qua những khoá thực tập giá trị như cái mà Graham sẽ cho Buffet, thì chính Buffet đáng lý phải là người trả tiền cho Graham. Nội điều đó cũng đã nói cho bạn biết đấy là một kĩ năng quan trọng

14.2 Specific knowledge is often highly creative or technical

Kiến thức đặc thù thường sẽ thiên về kĩ thuật hoặc sáng tạo. Nó sẽ nằm ở những miền mới nhất, thâm sâu nhất của kĩ thuật, của nghệ thuật, của việc giao tiếp. Internet đã sản sinh ra những meme lord, người có thể tạo ra những meme vừa được nhiều người yêu thích và truyền bá rộng rã, đồng thời lan toả một ý tưởng nào đấy ra cả cộng đồng. (Translator: Xem thêm về meme https://www.youtube.com/watch?v=r8Y-P0v2Hh0 – MEME Theory: How Donald Trump used Memes to Become President). Internet cũng đã tạo điều kiện cho ý kiến cá nhân có thể được truyền bá rộng rãi và có tính thuyết phục cực kỳ. Hãy xem xét trường hợp của Scott Adam. Ông ta đã trở thành một trong những người có uy nhất hành tinh bằng cách dự đoán chính xác nhiều thứ thông qua những tranh luận đầy thuyết phục với những video đi kèm. (Translator: Scott Adam là tác giả của truyện tranh Dilbert, đồng thời là tác giả của một số tác phẩm phi hư cấu về châm biếm, bình luận và kinh doanh.) Ông ta thực hiện được điều đó nhờ những kiến thức đặc thù mà ông đã xây dựng qua năm tháng. Từ nhỏ Scott đã thích và bị ám ảnh về thôi miên, học cách giao tiếp thông qua hoạt hoạ, luyện tập kĩ năng trò chuyện, đọc nhiều sách có liên quan và áp dụng chúng. Đấy là một ví dụ về một người đã xây dựng những kiến thức đặc thù trong suốt cả sự nghiệp của họ. Nó mang đầy tính sáng tạo cao, lồng thêm yếu tố kĩ thuật và sẽ không bao giờ tự động hoá được. Cũng như việc không có ai có thể thay thế được ông ta, vì đơn giản Brand là Scott Adam. Và ông cũng đang làm việc với những đòn bẩy từ những sản phẩm như Periscope, truyện tranh Dilbert và những cuốn sách ông đã viết. Công thức ở đây là thương hiệu cá nhân cùng đòn bẩy -> tài sản lớn.

14.3 Specific knowledge is specific to the individual and situation – Mỗi cá nhân với mỗi hoàn cảnh sẽ có thể xây dựng tốt một loại kiến thức đặc thù

Questioner: Liệu ta có nên gọi loại kiến thức này là “kiến thức độc nhất vô nhị” không?

Naval: Có lẽ anh không biết chứ tôi đã nghĩ ra bộ khung này khi tôi còn rất trẻ. Ta đang nói về mức độ thập kỉ, có lẽ lên đến cả 30 năm. Do đó từ lúc đầu tôi chọn cụm “Kiến thức đặc thù” (Specific Knowledge) nên giờ cũng ngại đổi. Lý do để tôi không đổi là vì những cụm từ khác có vẻ tương đương thì tải lên mình quá nhiều nghĩa khác. Thêm nữa “Kiến thức đặc thù chưa thực sự bị dùng nhiều nên tôi có thể tái định nghĩa nó cho phù hợp”.

Vấn đề của cụm từ “Kiến thức độc nhất” (Unique Knowledge) là nếu tôi học nó từ một người nào khác thì đấy không còn là kiến thức độc nhất nữa Vì giờ có đến tận hai người biết nó. Thêm nữa Kiến thức Đặc thù có những tính chất sau khiến nó không cần phải độc nhất mà vẫn khác biệt. – Mỗi cá nhân với mỗi hoàn cảnh, mỗi vấn đề sẽ chỉ tạo môi trường thuận lợi để xây dựng một loại kiến thức đặc thù – Kiến thức đặc thù chỉ có thể xây dựng nên nhờ sự đam mê, tận tụy, sở thích và phụ thuộc rất lớn vào tổng thời gian cá nhân dành cho nó – Kiến thức đặc thù không thể được học từ bất kì cuốn sách nào, một khoá học nào hay được lập trình để tự động hoá bắng một phương trình duy nhất nào hết.

14.4 You can’t be too deliberate about assembling specific knowledge – Bạn không thể kiểm soát được hoàn toàn về việc mình sẽ góp nhặt và xây dựng nên kiến thức đặc thù nào.

Questioner: Nói về Scott Adam thì ông ta có một bài blog nói về việc xây dựng sự nghiệp. Ông ta nói rằng: “Hãy cố gắng lọt vào top 25% của 3 thứ có khả năng tương quan hỗ trợ nhau, thay cố gắng leo lên đứng trong nhóm 5% của chỉ 1 thứ. Thông qua đó bạn trở thành một cá nhân duy nhất nằm ở top 25% của cả 3 thứ”. Tức là bạn thay vì trở thành tinh hoa của chỉ một ngành nghề, hãy giỏi ở ba kĩ năng có tính tương quan hỗ nhau. Liệu đấy có phải là một cách ổn để tăng kiến thức đặc thù?

Naval: Theo tôi thì cách hay nhất cho kiến thức đặc thù chỉ đơn giản là theo đuổi những gì bạn ám ảnh. Trong quá trình đó lưu tâm về khía cạnh kinh doanh của những gì bạn theo đuổi. Nhưng nếu bạn quá chú tâm vào việc tiền bạc, quá chú trọng vào kết quả sau cùng, vào những mục tiêu được đề ra cho vấn đề tiền bạc bạn sẽ không chọn đúng. Bạn sẽ không chọn được thứ bạn yêu thích. Và do bạn sẽ không đào đủ sâu để có được những kiến thức đặc thù.

Điều Scott Adam đúc kết được thật ra rất hay đấy vì nó dựa vào số liệu. Giả thử có 10000 lãnh vực mà có giá trị cho loài người ở thời điểm hiện tại. Theo lẽ thường thì vị trí số 1 về mặt kiến thức trong 10000 lãnh vực đã có người nắm giữ. Nếu bạn muốn trở thành người giỏi nhất của một trong bất kì lãnh vực đó, bạn phải vô cùng ám ảnh bởi nó, và dành mọi tâm trí cho nó. Nhưng giả thử bạn đứng thứ 3000 ở một lãnh vực nào đó, kết hợp với kĩ năng bán hàng thượng thặng, kĩ năng viết tốt, có kĩ năng kế toán tốt và một lượng kiến thức tài chính nhất định thì kết quả bạn đạt được là thay vì phải cạnh tranh trong một lãnh vực với hàng trăm ngàn người có một bộ kĩ năng giống nhau thì tổng hoà của bạn là một thứ độc nhất trên thị trường.

Hãy để ý đến quy tắc hiệu suất giảm dần (Diminishing return). So sánh một cách tương đối, để lọt vào top 5, top 10 % của một lĩnh vực nào đó đòi hỏi ít nỗ lực hơn cho việc trở thành số 1. Và làm điều tương tự cho 3, 4 lãnh vực khác cũng đơn giản hơn là leo lên top 5% của 1 lĩnh vực.

14.5 Build specific knowledge where you are a natural – Xây dựng kiến thức đặc thù một cách tự nhiên dựa trên bản thân bạn.

Tôi nghĩ đây là cách tiếp cận khá hiệu quả, nhưng tôi nghĩ khi xây dựng kiến thức đặc thù, bạn đừng nên quan tâm quá nhiều đến việc định hướng hay bó buộc bản thân mình với một lĩnh vực nào. Hãy chọn những lĩnh vực và lĩnh hội những kiến thức thuận theo bản chất con người bạn. Vì ai cũng có thiên phú về một vấn đề nào đó. Ta đều quen thuộc với cách diễn tả “tự nhiên về một cái gì đó.”. Kiểu như một người thoải mái và tự nhiên trong việc gặp gỡ người khác, trong việc giao thiệp hay trong việc lập trình hoặc trong việc đọc sách. Nếu bạn cảm thấy tự nhiên và thoải mái trong việc làm cái gì đó, hãy dốc sức mà làm nó. Thật sự mà nói bạn sẽ có thiên phú không những trong 1 mà là nhiều lĩnh vực mà có liên hệ và có thể hỗ trợ cho nhau, vì con người là những cá thể phức tạp. Do đó ta sẽ tập trung vào những thứ ta làm thoải mái tự nhiên, và chỉ thông qua sự hứng thú và niềm vui thú cho những lĩnh vực đó, hãy dốc sức trở thành top 25%, top 10% hay thậm chí top 5%.

15 Learn to sell, learn to build – Hãy học cách xây dựng lên thứ, và học cách bán thứ đấy.

Nếu bạn có thể làm cả hai điều đó, không gì có thể ngăn cản bạn nữa.

15.1 Learn to sell, learn to build

Questioner: Hãy nói về việc kết hợp những kĩ năng. Anh có nói rằng “Học cách xây dựng, học cách bán hàng, nếu làm được cả hai, bạn sẽ vô đối.”

Naval: Đây là một chủ đề rất rộng. Phần thứ nhất “xây dựng” là một việc khó vì nó có nhiều yếu tố ảnh hưởng. Có thể cái khó đến từ việc nghĩ ra và thiết kế, xây dựng ý tưởng. Cái khó cũng có thể đến từ quá trình phát triển, ví như dây chuyền sản xuất, hoạt động logistic, thu mua nguyên liệu, kênh bán hàng. Cũng có thể cái khó nó đến từ việc làm sao để phát triển và vận hành một dịch vụ.

Người “xây dựng” trong những ngành khác nhau sẽ được gọi bởi những cái tên khác nhau. Trong lĩnh vực công nghệ, người “xây dựng” được biết với cái tên là CTO, lập trình viên. Trong ngành giặt ủi thì người “xây dựng” sẽ là người thiết kế và xây dựng ra cái dịch vụ giặt ủi đó, hay có thể là người vận hành hệ thống giặt ủi hoặc người có nhiệm vụ đảm bảo quần áo của người này không bị lẫn với người kia.

Và phần còn lại là bán hàng. Việc “bán hàng” ở đây là rất rộng, nó không nhất thiết phải là bán lẻ sản phẩm cho từng khách hàng. Bán hàng có thể bao hàm cả Marketing cho sản phẩm, thương hiệu hay cách mà thương hiệu đối thoại với nhà đầu tư, khách hàng hay nhân viên hay là cách mà thương hiệu mang sản phẩm của mình lên kệ hàng của siêu thị, tạp hóa. Sale là một định nghĩa lớn.

15.2 The Silicon Valley model is a builder and seller – Thung lũng Sillicon phát triển dựa trên 2 nguyên mẫu là “xây dựng” và “bán hàng”

Do đó ở Thung Lũng Sillicon, công thức cho một Start-up thường sẽ là một người xây và một người bán vì đây là cách vận hành tốt nhất. Dĩ nhiên đó không phải là cách duy nhất, nhưng là cách thông dụng nhất và thường là hiệu quả nhất. Đấy là kết hợp giữa hai nhà đồng sáng lập, một người là người chế tạo đẳng cấp thể giới với sản phẩm đẳng cấp thế giới, và một người có khả năng bán hàng đẳng cấp thế giới. Ví dụ thì chắc nhiều: – Steve Jobs và Steve Wozniak của Apple – Gates và Allen của Microsoft – Thậm chí công việc và trách nhiệm của Larry và Sergey ở Google cũng chia ra theo cách đó. Dù sản phẩm google là những sản phẩm phức tạp về mặt công nghệ được đưa đến khách hàng qua một giao diện đơn giản. Người xây kẻ bán – CEO và CTO. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ luôn để mắt đến sự kết hợp thần kì này.

15.3 If you can do both you will be unstoppable – Nếu bạn vừa xây dựng được vừa có khả năng bán được thì không gì có thể ngăn cản bạn hết

Khi một cá nhân có thể làm cả hai cái thì cá nhân ấy là siêu việt. Một người có thể tạo ra cả một ngành công nghiệp mới bằng cách đi lên từ con số 0. Ví dụ sống chính là Elon Musk. Dĩ nhiên mình ông ta không thể tự xây một cái hỏa tiễn, nhưng Elon Musk có đủ kiến thức để tham gia sâu vào quá trình đó không để bị múa rìu qua mặt và kiến thức đó cũng giúp Elon Mush đặt ra những mục tiêu, dù nghe điên rồ nhưng vẫn luôn dựa vào những căn cứ xác đáng và có tính khả thi.

Steve Jobs cũng đủ khả năng kiến tạo sản phẩm và tham gia đủ sâu vào quá trình phát triển sản phẩm để có thể được đánh giá là có đủ hai kĩ năng. Larry Ellison khởi đầu là một lập trình viên, viết phiên bản đầu tiên của Oracle hay ít nhất cũng tham gia sâu vào quá trình đó. Về cơ bản, người khổng lồ của mọi ngành nghề là người có thể làm cả hai cái.

15.4 I’d rather teach an engineer marketing than a marketer engineering – Thà tôi dạy kĩ sư cách sale còn hơn là dạy sale cách làm kĩ sư

Có một điều cần phải được nói rõ ở đây. Người làm sale sẽ khó học những kĩ năng liên quan đến chế tạo và phát triển sản phẩm khi đã già. Đơn giản vì nó ngốn rất nhiều thời gian để tập trung. Nhưng một người xây dựng thì có thể làm điều ngược lại. Thậm chí còn rất nhanh nếu họ sẵn là người giao tiếp tốt. Nói như Bill Gates: “Thà tôi dạy kĩ sư cách sale còn hơn là dạy sale cách làm kĩ sư.”

Nếu bắt đầu với tư duy của kĩ sư và bạn xây dựng nó đủ tốt và hoàn thành đủ sớm, bạn sẽ thừa thời gian để học và luyện tập kĩ năng sale. Thậm chí nếu bạn có thêm thiên khiếu về sale thì cứ dốc sức để không việc gì ngán chân bạn nữa. Nên nhớ Sale cũng có nhiều dạng, không chỉ là nói chuyện 1-1 để chốt đơn mà còn là diễn thuyết, trình bày số liệu, dạy và truyền cảm hứng. Viết cũng là một phần không thể thiếu trong việc sale. Thêm nữa việc viết cũng dễ học, dễ tích lũy với những kiến thức trên Internet.

Hãy nhớ về việc đầu tư vào nhiều kỹ năng của Scott Adam. Bạn có thể không là sale tốt nhất hay kĩ sư tốt nhất, nhưng kết hợp cả hai ở mức độ tốt trở lên, nằm trong top 20% thôi cũng đủ giúp bạn đi rất xa trong sự nghiệp rồi. Về mặt lâu dài, ai mà hiểu được bản chất của sản phẩm và có thể bán nó luôn là tâm điểm thu hút những nhà đầu tư. Cộng thêm năng lượng dồi dào và sự lì đòn, họ sẽ làm được mọi thứ.

Questioner: Vậy nếu phải chọn một trong hai, anh sẽ chọn cái nào?

Naval: Khi đang bắt đầu sự nghiệp, tìm cách nổi bật lên giữa đám đông thì làm người xây dựng tốt hơn. Sản phẩm đã hoàn thành và những start-up từng tham gia trong CV là những bằng chứng vững vàng nhất. Rất nhiều trường hợp người sale và những kẻ chém gió làm cộng đồng thất vọng vì chỉ chém gió mà không có thành quả nào cả. Do đó bằng cách xây dựng sản phẩm, bạn sẽ dễ nổi bật và gây chú ý hơn.

Nhưng thời trai trẻ rồi cũng qua. Dần dà việc sáng tạo sẽ khiến bạn kiệt sức, thêm nữa bạn rồi sẽ chậm hơn lớp trẻ trong việc làm mới mình và bắt kịp so với nhịp độ của xu thế. Nên nhớ đây là một việc cực nhọc và dành rất nhiều tâm sức mà khi bạn già thì sức lực lại có hạn. Do đó về đường lâu dài sale mang lại nhiều giá trị hơn. Nếu bạn cứ cố gắng dựa hoàn toàn vào khả năng xây dựng sản phẩm, thì nếu sản phẩm thất bại bạn sẽ đi danh tiếng của mình. Trong khi đó nếu bạn là một đối tác làm ăn có đạo đức, sống đàng hoàng thì trừ phi bạn chơi dại, còn không danh tiếng ấy không bao giờ mất đi được. Do đó hãy theo đuổi cả hai thứ. Con đường lý tưởng là tạo sản phẩm trước rồi từ đó học tiếp kĩ năng sale.


Share This Episode
Follow:

Tôi từng là “người thành đạt” trong mắt người khác.

Tôi từng giữ những vị trí quản lý cao, từng khởi nghiệp – có lúc thắng lớn, có lúc thất bại ê chề.

Sau tất cả, tôi nhận ra một điều: sự thật về “làm giàu” không nằm ở tiền, mà nằm ở cách ta nhìn nhận tài sản, tự do và giá trị của chính mình.

Tôi tìm đến những tư tưởng sâu sắc, đặc biệt là triết lý về tự do tài chính từ Naval Ravikant. Và nó khiến tôi “thức tỉnh”.

Từ đó, tôi bắt đầu lại. Không phải để chạy theo giàu sang, mà để sống đúng. Để hiểu rõ điều gì mới là “tài sản thật sự”. Để xây dựng cuộc sống tự do – tài chính, trí tuệ và tinh thần.

Tôi tạo ra Tri Thức Nền – một không gian chia sẻ nội dung chất lượng, miễn phí, đầy thực tiễn, được kể lại qua những câu chuyện. Không giáo điều. Không lý thuyết khô khan. Chỉ có trải nghiệm thật – để bạn tự chiêm nghiệm và tự hành động.

Nếu bạn đang tìm cách làm chủ tài sản, cảm xúc và cuộc đời mình, thì đây là điểm bắt đầu.

Chào mừng bạn đến với hành trình xây lại nền móng tri thức cho một cuộc sống đáng sống – Tri Thức Nền.

Leave a Comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *